Mẹo phong thủy cơ bản rước may mắn vào nhà

Phong thủy trong cuộc sống, công việc đang là xu hướng được rất nhiều người đi theo. Nếu biết vận dụng thuật phong thủy tốt, gia chủ sẽ nhận được những nguồn khí bổ trợ tốt. Tuy nhiên, cũng có những việc làm không thuận với phong thủy, khiến họ chưa nhận được nguồn năng lượng tích cực. Dưới đây là những điều nên làm và nên tránh trong phong thủy:


Đối với cửa trong nhà

Cửa là một yếu tố rất quan trọng tác động đến phong thủy, là vùng lưu thông của khí, nằm trong dương trạch tam yếu "môn - táo - chủ", nghĩa là "cửa - bếp - phòng ngủ". Theo phong thủy, môn mệnh phải tương phối,  hướng cửa chính và mệnh của chủ nhà phải hợp với nhau, thì vượng khí mới tốt, gia chủ mới phát tài. Cần lưu ý là chọn hướng theo mệnh của người chồng (dương), thay vì vợ (âm), vì xây nhà là việc dương cơ nên người nam làm sẽ tốt hơn.



Trước khi tìm hiểu về quy cách làm cửa, cần phải nắm vững các khái niệm căn bản sau đây: 
+ Hướng nhà: là hướng của đường thẳng vuông góc với mặt tiền nhà
+ Mặt tiền: là mặt có chứa cửa chính của ngôi nhà
+ Tọa sơn: là hướng của đường thẳng vuông góc với mặt hậu của ngôi nhà
+ Mặt hậu: là mặt đối diện với mặt tiền nhà, ta còn gọi là lưng nhà. 
+ Hướng cửa, cổng: là hướng của đường thẳng đi qua tâm nhà và tâm của cửa, cổng nhà (vị của cửa)
Do vậy, muốn xác định hướng nhà hay toạ sơn của nhà (từ chuyên môn là “sơn hướng”) thì không cần xác định tâm nhà. Còn muốn xác định hướng cổng, cửa nhà thì bắt buộc phải xác định được tâm nhà. Việc xác định tâm của nhà được gọi là “lập cực”. Tuỳ vào mệnh của gia chủ mà xác định được hướng và vị cửa cho tốt.

Trong thiết kế cửa nên:

- Các cửa từ ngoài vào trong nhỏ dần theo dạng loa kèn là thích hợp. Lưu ý kích thước cửa là điều quan trọng, một cửa ra vào phải tương đương vừa cỡ với căn nhà hay kích thước từng phòng.

Một cái cửa nhỏ thì không đủ chỗ cho khí tốt đi vào. Một cái cửa lớn quá rộng ở trong nhà hay trong phòng khí tràn ngập vào phòng vì thế của cải và dịp may có vào bao nhiêu đi chăng nữa thì cũng không thể giữ được bền bỉ.

Phong thủy phòng thờ

Phòng thờ luôn là không gian trang trọng và yên lặng nhất trong nhà. Chọn lựa vị trí cũng như bố trí phòng thờ thể hiện sự tôn kính với tổ tiên, ông bà của mỗi gia đình Việt. Không những thế, nhiều người tin rằng nếu biết bố trí hợp phong thủy, phòng thờ còn giúp đem đến vượng khí và may mắn cho gia chủ.



Theo phong thủy, hướng tốt nhất để đặt bàn thờ là hướng đối diện cửa ra vào. Chú ý, phía sau bàn thờ không được dựa vào cửa kính hoặc của sổ mà phải dựa vào tường vững chãi. Đặc biệt, khi đặt bàn thờ nhất thiết phải đặt ở vị trí và hướng tốt so với tuổi của gia chủ.

Ngày nay, vị trí của bàn thờ thường được đặt trong một phòng riêng ở tầng trên cùng của ngôi nhà. Bởi vị trí này không chỉ tạo được không khí trang nghiêm mà còn thuận tiện cho gia chủ trong việc cúng bái, hóa vàng ngoài trời. 

Theo cách xây nhà truyền thống của người Việt thì ngôi nhà thường có ba hoặc năm gian. Trong đó, gian giữa được xem là gian trung tâm của căn nhà và cũng là vị trí đặt cửa ra vào, mở cửa là nhìn thấy trời đất, âm dương hòa hợp. Bởi vậy, gian giữa cũng là gian được các gia đình đặt bàn thờ.

Dù là kiến trúc nhà truyền thống hay hiện đại thì vị trí bàn thờ bao giờ cũng phải ưu tiên đặt ở vị trí trang trọng, theo đúng phong thủy ngôi nhà và có độ cao thích hợp thể hiện sự ngưỡng vọng thành kính của mình với gia tiên.

Đối với nhà phố, nhất thiết phải đặt bàn thờ ở tầng trên cùng, tránh đặt ở tầng trệt ngay trong phòng khách vì khói hương sẽ làm ố vàng trần nhà và khách vào sẽ có cảm giác ngột ngạt, đồng thời tránh để mọi người từ ngoài cửa nhìn thấy hết bài vị, hình ảnh tổ tiên. Đặc biệt, tránh trên đầu bàn thờ là nhà vệ sinh, phòng chơi của trẻ em bởi sẽ làm mất sự tôn nghiêm, trang trọng.

Bàn thờ thuộc âm tính và mang tính chất hướng nội, bởi vậy hướng của bàn thờ nên đặt theo hướng dương tính để tạo nên sự hài hòa âm dương. Và hướng dương tính là hướng Tây Bắc, bởi hướng này tượng trưng cho mặt trời mọc.

Đồng thời, để thu hút năng lượng dương thì bàn thờ phải thắp nhang thường xuyên, đèn trên bàn thờ đảm bảo luôn bật sáng, đặc biệt, luôn luôn phải giữ sạch cho bàn thờ để thể hiện sự tôn kính của gia chủ.

Kích thước bàn thờ cúng rất quan trọng. Gia chủ nên chọn kích thước bàn thờ hợp với không gian, diện tích nơi mình sinh sống. Tránh trường hợp bàn thờ quá to trong khi căn hộ lại nhỏ hoặc căn biệt thự quá lớn lại chỉ đặt bàn thờ bé.

Phong thủy phòng tắm (nhà vệ sinh)

Trong phong thuỷ hiện đại, khu nhà vệ sinh có những đặc thù riêng, khác với những quan niệm cũ và nêu bật tầm quan trọng hàng đầu của khu vệ sinh tương đương với hệ thống cửa (Môn) và bếp (Táo) trong ngôi nhà đương đại. Dưới đây là một vài quan điểm phong thủy về thiết kế và bố trí nhà vệ sinh bạn cần chú ý:



Đại kỵ đặt nhà vệ sinh ở giữa nhà

Theo Hà Đồ lạc thư, trung tâm thuộc Thổ, nhà vệ sinh thuộc Thủy xung khắc nhau. Nhà vệ sinh ở giữa nhà dễ gây mùi ô nhiễm cho các phòng khác trong nhà.

Nếu đặt phòng vệ sinh tại trung cung làm hỏng nội khí của cả căn nhà. Khu vệ sinh ở đây rất khó thông thoáng, đồng thời cũng gây ảnh hưởng xấu đến toàn bộ các công năng khác.

Đại kỵ đặt vệ sinh ở cổng, cửa hay đối diện cửa chính

Nhà vệ sinh không đặt ở phía trước cổng hay cửa ra vào, khi mới đi vào sân hay phòng khách đã thấy nhà vệ sinh là đại kỵ.

Với nam giới thường mắc các bệnh về thận và bàng quang, người thường mệt mỏi, không có tinh thần, trí nhớ suy giảm. Nữ giới thường mắc các bệnh thận, bàng quang, nhẹ thì đau bụng kinh, nặng thì mắc bệnh vặt, nặng hơn nữa là xuất huyết tử cung, hay đẻ non.

Hóa giải Vị sát trong phòng tắm, nhà vệ sinh

Vì nhà vệ sinh, phòng tắm là nơi chứa thủy khí ô uế nên có thể dùng mộc để hấp thu thủy khí ô uế đó để hóa vị sát. Bằng các đặt trước cửa hoặc bên trong nhà vệ sinh một cái cây, hoặc cũng có thể dùng cửa nhà vệ sinh bằng gỗ hoặc kết hợp với cả rèm hạt gỗ để đạt hiệu quả hóa sát.

SHARE

noithat190caocap.blogspot.com

  • Image
  • Image
  • Image
  • Image
  • Image
    Blogger Comment
    Facebook Comment

0 nhận xét:

Đăng nhận xét